Vải Rib hay vải dệt kim là một loại vải có kết cấu đặc biệt với các sọc nổi dọc. Cấu trúc của vải Rib tạo ra các đường nổi dọc, tạo ra sự đặc trưng. Loại vải này thường được làm từ các sợi vải Cotton, Polyester hoặc các sợi tổng hợp khác.
Cấu trúc của vải Rib tạo ra các đường nổi dọc, tạo ra sự đặc trưng
Vải Rib 1x1: Đây là kiểu dệt được dệt với cấu trúc đan bằng nhau. Rib 1x1 và có 2 mặt phải trái giống hệt nhau, vải được dệt với máy dệt 2 giàn, cho nên vải co giãn phù hợp may cho các áo ôm co giãn mùa thu đông. Điển hình có thể kể đến là vải Rib cotton, Rib TC, Rib PE, Rib Poly,...
Vải Rib 2x2: Đây là loại vải với thiết 2 rãnh nổi và 2 rãnh chìm, vải được ưa chuộng với tình hình khí hậu nước ta hiện nay. Do đặc tính phù hợp với khí hậu cho nên vải ứng dụng nhiều cho việc may các loại áo khoác, áo ôm, áo giữ ấm cơ thể,...
Các loại vải Rib
1. Độ co giãn: Vải Rib thường có độ co giãn và độ đàn hồi vừa phải, giúp thoải mái khi mặc và phù hợp với nhiều dáng cơ thể.
2. Điều hòa nhiệt độ: Vải Rib có khả năng giữ nhiệt và thoát nhiệt tốt, giúp cho quá trình trao đổi giữa cơ thể và môi trường bên ngoài được tốt hơn.
3. Mềm mại, thông thoáng: Vải Rib có bề mặt vải mềm mại, có độ xốp nhẹ và mặc vào vô cùng thông thoáng, mát mẻ chứ không bị hầm nóng.
4. Đa dạng về thiết kế: Với quy trình dệt linh hoạt, vải Rib có thể có nhiều mẫu mã, độ dày khác nhau, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng từ may mặc đến đồ nội thất.
5. Dễ sử dụng và bảo quản: Chất vải Rib hầu như không bị nhăn trong quá trình sử dụng, dễ giặt giũ và bảo quản dễ dàng, ít bị ẩm mốc.
Ưu điểm của vải Rib
1. Độ bền: Tuy vải Rib có độ đàn hồi nhưng khi người mặc vận động quá mạnh hay kéo dãn sẽ làm biến dạng form và khó có thể khiến vải quay lại tình trạng ban đầu.
2. Khả năng thấm hút: Vải Rib có thể gây khó chịu cho người mặc do có độ thấm hút kém.
3. Mép vải quăn: Mép vải có thể bị quản sau một thời gian sử dụng, gây mất thẩm mỹ cho sản phẩm.
Mép vải quăn là một trong những nhược điểm của vải Rib
1. Sản xuất các sản phẩm may mặc: Một số loại vải Rib thường được sử dụng để tạo ra các trang phục như đầm, áo khoác, quần,... bởi chất vải mềm mại, mượt mà, cho người mặc cảm giác thoải mái dễ chịu.
2. Trang trí nội thất: Ngoài may trang phục, vải Rib còn được sử dụng để may rèm cửa trong ngành nội thất. Nhờ khả năng co giãn tốt mà nó còn được sử dụng làm khăn, chăn, vỏ gối,... giúp cho không gian nội thất thêm ấn tượng hơn, đẹp và sang trọng hơn.
Ứng dụng của vải Rib
1. Kéo căng vải: Kéo căng vải theo chiều ngang và chiều dọc, vải Rib sẽ giãn ra đáng kể theo chiều ngang, nhưng chỉ kéo được một độ dài nhất định theo chiều dọc.
2. Nắm chặt vải trong tay và buông ra: Vải Rib sẽ trở lại trạng thái ban đầu sau một vài giây, không bị nhăn nhiều.
3. Nhìn vào bề mặt vải: Vải Rib có các vòng sợi đan vào nhau theo kiểu đan len, có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên trái, xiên phải.
4. Xem kết cấu: Vải Rib thường có kết cấu chặt chẽ với các đường sọc nổi dọc. Các sọc này có thể được tạo ra từ việc dệt sợi hoặc có thể được làm bằng các cách khác nhau.
2 cách để nhận biết vải Rib là xem kết cấu vải và kéo căng vải
1. Là ủi ở nhiệt độ thấp: Bạn nên ủi vải Rib ở nhiệt độ thấp và ủi ở mặt trái theo chiều dọc, không nên ủi vải này theo chiều ngang để tránh làm hư form đồ, các vòng dệt sẽ bị thưa và nhanh rách vải.
2. Không nên giặt máy: Bạn không nên giặt vải Rib bằng máy giặt trừ khi có chế độ riêng. Lý do bởi vải Rib kỵ cọ xát mạnh, dễ bị co giãn quá mức và không thể đàn hồi trở lại form dáng ban đầu. Trong trường hợp máy giặt của bạn có chế độ riêng thì bạn nên có túi để cho vải Rib vào rồi giặt, tránh tình trạng máy giặt quay làm ảnh hưởng đến form vải. Sau khi giặt phải xả lại với nước sạch nhiều lần cho thật sạch.
3. Lưu ý khi vắt: Khi phơi bạn chỉ nên vắt nhẹ vải chứ không nên vắt mạnh sẽ làm vải bị mất form dáng. Có thể làm khô đồ vải Rib bằng cách bóp nhẹ, rồi trải lên một chiếc khăn tắm sạch sau đó cuộn và bóp nhẹ cho thấm bớt nước lần nữa để đồ mau khô.
4. Phơi đồ: Nên chọn những nơi thoáng mát và nắng nhẹ để phơi vải Rib. Đặc biệt, khi phơi nên sử dụng móc để mắc vào vải để nhanh khô và tránh vải bị giãn nhiều.
Để quần áo có tuổi thọ lâu dài bạn cần biết những lưu ý khi bảo quản vải
Trên đây là những thông tin cơ bản về vải Rib. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để lựa chọn cho mình loại vải phù hợp nhất. Cảm ơn bạn vì đã đọc bài viết!
Bạn đang tìm hiểu vải Cotton 4 chiều là gì hay vải Cotton 4 chiều có đặc điểm như nào? Nếu đúng là như vậy thì bạn đến đúng nơi rồi đó! Bài viết này sẽ cung cấp đến bạn tất tần tật thông tin về vải Cotton 4 chiều.
Vải Cotton 2 chiều là gì? Vải 2 chiều có đặc điểm như thế nào? Ứng dụng và cách nhận biết vải Cotton 2 chiều ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này!
Vải rib là gì? Tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm và cách nhận biết của loại vải dệt kim có đường gân nổi đặc trưng. Đọc ngay bài viết để biết thêm chi tiết.
Vải da cá có bề mặt giống da cá? Liệu điều đó có đúng? Vậy loại vải này có đặc điểm gì, có ứng dụng như thế nào? Hãy cùng Trường Duy tìm hiểu trong bài viết này!
Vải Lacoste 4 chiều là một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ ai đang tìm kiếm sự thoải mái và phong cách thời trang trẻ trung. Vậy vải Lacoste 4 chiều là gì, có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng Trường Duy Textile tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Cotton 2 chiều là một trong những chất liệu vải được sử dụng rất phổ biến trong may mặc. Thế nhưng vẫn có nhiều người chưa biết vải 2 chiều là gì? Nếu bạn cũng đang thắc mắc điều tương tự thì còn chần chừ gì nữa, hãy cũng Trường Duy Textile tìm hiểu vải Lacoste 2 chiều là gì nhé!
Xin hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi nếu các phương thức liên lạc khác không hiệu quả. Chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi Quý khách sớm nhất trong vòng 24h.